Chương Trình Huấn Luyện của Tổ Chức Quốc Tế Bồ Đề Quang
- Phương Trượng Viện Chủ Pháp Sư Thích Vĩnh Hoá huấn luyện cả Tăng Ni và cư sĩ tại gia ở khắp địa điểm chùa tự của tổ chức chúng tôi. Xin vui lòng nhấn vào đây để tham khảo địa điểm.
Mỗi tối thứ Sáu, chúng tôi có lớp thiền dành cho Á Châu vào lúc 4- 5 giờ chiều. Sau đó là Thiền Thoại, hướng dẫn thiền qua những giai thoại và những cuộc Thiền đàm giữa các vị Thiền Sư với nhau. Đặc biệt là những lời giáo huấn của nhị vị tổ sư khai sơn dòng Quy Ngưỡng, hệ phái Thiền của chúng tôi: Ngài Quy Sơn Linh Hựu và ngài Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Tiếp theo đó là Sớ Sao Kinh Hoa Nghiêm do Ngài Thanh Lương Quốc Sư biên soạn sẽ được bắt đầu vào lúc 7:30pm - 9:30pm.
Mỗi buổi sáng thứ Bảy, Tổ chức Quốc Tế Bồ Đề Quang tổ chức khoá Toạ Thiền từ 9 - 10 giờ sáng, theo đó là Thiền Thoại 10 - 11am. Kinh Lục Tổ Bảo Đàn sẽ được giảng giải vào lúc 12:30pm - 2:30pm trưa thứ Bảy. Chủ Nhật thông thường chúng tôi có các pháp hội Tịnh Độ bao gồm niệm kinh A Di Đà, Tán Phật, Nhiễu Phật, Toạ Niệm, Mặc Niệm, tiếp theo đó là Pháp Thoại Tịnh Độ. Nhấn vào đây để xem sự kiện sắp đến của chùa.
Hằng năm BLI chúng tôi tổ chức khóa Thiền Thất mỗi năm: Thiền Thất Mùa Hè và Thiền Thất Mùa Đông. Hai khóa thiền thất này rất gắt gao, đòi hỏi những thiền sinh tham gia phải cố gắng hết sức nổ lực mà tu hành. Mỗi ngày là 15 lần tọa thiền 1 tiếng. Quý vị sẽ phải thức dậy vào lúc 2:30 sáng.
Những Thiền sinh đều được khuyến khích theo sát thời khoá biểu tốt nhất có thể. Tuy nhiên, chương trình của chúng tôi cực kỳ gắt gao, hầu hết những thiền sinh trình độ cơ bản và hạng trung khám phá ra được rằng việc theo đúng toàn bộ thời khoá biểu này là rất khó khăn cho họ. Vì vậy quý vị có thể nghỉ ngơi dưỡng sức. Tuy nhiên, dần dà, nhiều người trong quý vị tiến bộ và sẽ có thể toạ thiền theo đúng thời khoá biểu.
Là người tu hành, chúng tôi dành trọn cuộc đời này để thanh tịnh hoá thân tâm bằng cách sửa chữa lổi lầm của chúng tôi. Hơn thế nữa, chúng tôi mong muốn báo ân cha mẹ và sư trưởng bằng cách nổ lực cố gắng giúp đỡ tất cả chúng sanh.
Thiền Tịnh Song Tu:
Phương Trượng Viện Chủ Thầy Vĩnh Hoá dạy cho chúng tôi về những giáo lý của truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, những tinh hoa Ngài học được từ Hoà Thượng Tuyên Hoá, vị khai sơn Vạn Phật Thánh Thành miền Bắc California. Hoà Thượng Tuyên Hoá đã đem Phật Giáo Trung Quốc qua xứ Mỹ này trong những thập niên 1960. Giáo Pháp Đại Thừa Trung Quốc rất thậm thâm, chức đựng rất nhiều đạo lý và giáo pháp không thể dễ dàng thâm nhập ở quốc gia này. Hơn thế nữa, Phật Giáo Đại Thừa Trung Quốc đã phát triển thành năm tông phái Phật Giáo lớn: Thiền, Tịnh, Mật, Luật, Kinh. Pháp Sư Vĩnh Hoá cũng dạy cả năm trường lớp này. Tuy nhiên, trọng tâm chính của Thầy Vĩnh Hoá là sự song tu của Thiền và Tịnh để có thể phục vụ được nhiều tầng lớp chúng sanh trong phạm vi lớn hơn tại thời điểm hiện tại này, từ hạ căn cho đến thượng căn.
Thiền tông (Chan 禪) tập trung vào việc giác ngộ ngay đời này. Mặt khác Tịnh Độ tông dạy người tu hành cách vãng sanh cõi Tây Phương Cực Lạc của đức A Di Đà Phật, nơi họ sẽ đắt giác ngộ trong đời tiếp theo. Trong sự Thiền Tịnh Song Tu, chúng tôi cầu đắt giác ngộ ngay trong chính đời này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đồng thời nhận thức được rằng chính đây là một hùng đồ rất khó đạt được. Và chính vì thế, chúng tôi dùng Pháp Môn Tịnh Độ như một kế hoạch dự phòng. Thực ra, Pháp Môn Tịnh Độ giống như một chính sách bảo hiểm sẽ giúp cho chúng ta tiếp tục tiến bộ trong kiếp sau, nếu chúng ta thất bại về việc giác ngộ trước khi chúng ta chết.
Thiền tông (Chan 禪) tập trung vào việc giác ngộ ngay đời này. Mặt khác Tịnh Độ tông dạy người tu hành cách vãng sanh cõi Tây Phương Cực Lạc của đức A Di Đà Phật, nơi họ sẽ đắt giác ngộ trong đời tiếp theo. Trong sự Thiền Tịnh Song Tu, chúng tôi cầu đắt giác ngộ ngay trong chính đời này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đồng thời nhận thức được rằng chính đây là một hùng đồ rất khó đạt được. Và chính vì thế, chúng tôi dùng Pháp Môn Tịnh Độ như một kế hoạch dự phòng. Thực ra, Pháp Môn Tịnh Độ giống như một chính sách bảo hiểm sẽ giúp cho chúng ta tiếp tục tiến bộ trong kiếp sau, nếu chúng ta thất bại về việc giác ngộ trước khi chúng ta chết.
Để khai mở được trí tuệ sẵn có của chúng ta, Thiền dạy cho chúng ta làm thế nào để tăng trưởng sức tập trung, trong Phật Giáo được biết đến qua danh từ "định lực". Nếu không có định lực, tâm quý vị tán loạn, thì không thể nào phát triển sự liễu tri và trí tuệ. Và để phát triển định lực, Thiền tông dùng phương pháp Thiền, đó cũng là phương pháp đức Phật ngài sử dụng để đắc giác ngộ.
Nếu chúng ta có thể tăng trưởng định lực, chúng ta không chỉ tiến bộ hơn trên con đường trí tuệ, mà chúng ta còn cải thiện về mặt sức khoẻ: ít căng thẳng hơn, nhiều năng lượng hơn và tinh thần trở nên mạnh mẽ hơn. Cùng một lúc, khi định lực của chúng ta sâu dày hơn, thì công phu Tịnh Độ của chúng ta cũng trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Bởi vậy những kỹ năng thiền cũng sẽ hữu ích lớn lao cho tất cả những người tu Tịnh Độ.
Hơn thế nữa, Pháp Đại Thừa rất phong phú và đa dạng. Đại Thừa chúng ta cũng bao gồm nhiều phương pháp như: Lạy Phật, Nghi Lễ Tán Tụng, Sám Hối, Niệm Thần Chú, Học Kinh, Phát Triển Đức Hạnh qua Giới Luật, Cúng Dường, cũng như Tu Pháp và giúp đỡ lẫn ủng hộ công cuộc Hoằng Pháp. Thật ra, theo kinh điển, có vô lượng vô biên Pháp Môn để chúng ta có thể tu học.
Thầy Vĩnh Hóa ban cho từng đệ tử những lời dạy riêng biệt phù hợp nhất với trình độ tu luyện hiện tại của họ. Trong các bài giảng của mình, Thầy dành một lượng thời gian đáng kể để trả lời các câu hỏi. Điều này cho phép Thầy nhận ra trình độ của người hỏi, rồi điều chỉnh những lời dạy của mình theo nhu cầu của học viên, nhưng đồng thời cũng lợi ích và khế hợp với căn cơ của nhiều người khác nhau. Nhiều người trong số họ đã tiến bộ và đạt được trình độ thiền định cao, và đã thấy sự cải thiện đáng kể về sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân.
Nếu chúng ta có thể tăng trưởng định lực, chúng ta không chỉ tiến bộ hơn trên con đường trí tuệ, mà chúng ta còn cải thiện về mặt sức khoẻ: ít căng thẳng hơn, nhiều năng lượng hơn và tinh thần trở nên mạnh mẽ hơn. Cùng một lúc, khi định lực của chúng ta sâu dày hơn, thì công phu Tịnh Độ của chúng ta cũng trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Bởi vậy những kỹ năng thiền cũng sẽ hữu ích lớn lao cho tất cả những người tu Tịnh Độ.
Hơn thế nữa, Pháp Đại Thừa rất phong phú và đa dạng. Đại Thừa chúng ta cũng bao gồm nhiều phương pháp như: Lạy Phật, Nghi Lễ Tán Tụng, Sám Hối, Niệm Thần Chú, Học Kinh, Phát Triển Đức Hạnh qua Giới Luật, Cúng Dường, cũng như Tu Pháp và giúp đỡ lẫn ủng hộ công cuộc Hoằng Pháp. Thật ra, theo kinh điển, có vô lượng vô biên Pháp Môn để chúng ta có thể tu học.
Thầy Vĩnh Hóa ban cho từng đệ tử những lời dạy riêng biệt phù hợp nhất với trình độ tu luyện hiện tại của họ. Trong các bài giảng của mình, Thầy dành một lượng thời gian đáng kể để trả lời các câu hỏi. Điều này cho phép Thầy nhận ra trình độ của người hỏi, rồi điều chỉnh những lời dạy của mình theo nhu cầu của học viên, nhưng đồng thời cũng lợi ích và khế hợp với căn cơ của nhiều người khác nhau. Nhiều người trong số họ đã tiến bộ và đạt được trình độ thiền định cao, và đã thấy sự cải thiện đáng kể về sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân.