Kinh Kim Cang
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng, Như sương lại như điện chớp, Phải nên quán như thế. 一切 有為法。 如夢幻泡影。 如露亦如電。 應作如是觀。 All conditioned dharmas are like dreams, illusions, bubbles, shadows. Like dew drops and a lightning flash: Contemplate them thus.” Việt dịch: Thích Vĩnh Hóa, Chỉnh sửa Anh văn: Thích Vĩnh Hóa. |
Kinh 42 Chương Giảng Giải
Khi thầy mới bắt đầu học Phật, kinh này là một trong những bộ kinh điển thầy ưa thích. Nó dễ hiểu và rất thực tế. Sau này, thầy đọc nhiều hơn, thầy bắt đầu khám phá chiều sâu của kinh này nhiều hơn: Chương 26: "Những túi da ô uế, các ngươi đến đây làm gì? Đi Ngay! Ta chẳng dùng đâu." Chương 28: "Phải thận trọng, chớ tin ý ông; ý của ông không thể tin được. Phải thận trọng, chớ gần gủi sắc; gần gủi sắc tất sanh họa. Chứng được A-la-hán rồi mới có thể tin được ý ông." Chương 42: "Ta xem ngôi vị Vương, hầu như bụi qua khe hở; xem vàng ngọc quý báu như ngói gạch vỡ... xem Vô-thượng Thừa như giấc mộng vàng lụa; xem Phật Đạo như hoa trước mắt; xem Thiền Định như trụ Tu-di; xem Niết Bàn như ngày đêm đều thức..." Thích Vĩnh Hóa |
Kinh Dược Sư Giảng Giải
Sau khi nghe tôi giảng về cái hay của việc vãng sanh về Cực Lạc quốc, rất nhiều người học trò tôi quyết tâm chuyên cần tu Pháp môn Tịnh Độ. Một số đến hỏi tôi tại sao lại đem giảng pháp Dược Sư. Tôi trả lời: "từ bây giờ cho đến khi quý vị được vãng sanh, lỡ gặp nạn, lâm bệnh hoặc thiếu thốn thì sao? Pháp Dược Sư Phật có thể giúp chúng ta tiêu tai (nạn), tăng trưởng phước báu, chữa bệnh và diêu thọ (kéo dài mạng sống).
Pháp môn Dược Sư là một trong hai đại Pháp môn mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền cho cõi Ta Bà này. Pháp môn này có thể mang lại nhiều lợi ích cho cửu giới chúng sinh từ hạ căn cho đến thượng căn. Như Ngài Tuyên Hóa nói: "Những kẻ có lòng tin sẽ được cứu." Thích Vĩnh Hóa |
Kinh Di Giáo Giảng Giải
Thầy tôi, Cố Hòa Thượng Tuyên Hóa - sơ Tổ của Chánh Pháp Phật Giáo tại Mỹ Quốc, vị thành lập ra hệ thống Vạn Phật Thánh Thành - có dạy rằng chúng ta nên nói Pháp khi có người muốn nghe, dù rằng chỉ duy nhất một người trong buổi lễ.
Tôi tham khảo một vài bản dịch nhưng khi soạn chú thích này cảm thấy cần thông dịch lại cho sát nghĩa của cổ nhơn. Theo phong trào hiện đại, có nhiều bản dịch vì cảm thấy có nhiều chỗ, chỉ có cổ văn mới có thể diễn tả dược ý thâm sâu của đức Phật. Đó cũng là vì muốn bảo tồn nền văn hóa sâu xa của người Việt Nam. Vì vậy, chính tôi lúc đầu cũng không quen. Nhưng từ từ lại cảm thấy bỏ ra thì giờ mà nhẫn nại đọc, đọc thì càng ngày càng thấy có giá trị hơn. Mong quý vị chịu khó kiên nhẫn một tí thì sẽ thấy đáng công. Thích Vĩnh Hóa |
Kinh Địa Tạng Giảng Giải
Kinh có ba cuốn (Thượng, trung, hạ) chia thành 13 phẩm.
Phẩm 1 và 2 giới thiệu về Địa Tạng Bồ Tát. Ngài chuyên giáo hoá chúng sinh bằng cách phân vô lượng hoá thân, đi vào chốn bùn nhơ, dùng hạnh báo hiếu giáo hoá chúng sanh giúp họ thoát khỏi tam ác đồ và sinh cõi trời hoặc người. Phẩm 3,4 và 5: mô tả những hạng chúng sanh mà Bồ Tát giáo hoá. Họ không biết hiếu thảo với cha mẹ, không cung kính Tam Bảo và tạo nghiệp nên phải chịu quả khổ. Phẩm 6,7 và 8: Nêu rõ những duyên độ chúng sinh: khuyến khích họ dâng hương, tụng kinh, treo phan, tạo hình tượng, và các thiện pháp duyên khác. Phẩm 9, 10, 11, 12 và 13: giảng những nhân duyên thành Phật. Dạy chúng sinh thành tâm niệm hồng danh Phật, bố thí tài vật và Pháp, và nêu rõ loại Bồ Đề chánh nhân để cứu độ vô lượng chúng sinh. Thích Vĩnh Hóa |
Kinh A Di Đà Giảng Giải
Hiện nay, đa số nghĩ rằng niệm A Di Đà Phật để vãng sinh là Pháp Tịnh Độ. Thật ra, cõi Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà chỉ là một trong vô số cõi Tịnh Độ. Ví dụ, còn có cõi Tịnh Độ ở phương Đông của đức Phật Dược Sư Lưu Lu Quang (giảng trong Kinh Dược Sư của bổn tự) hoặc, có một số ít Phật tử đã biết, Di Lặc Bồ Tát ở Nội Cung của cõi trời Đâu Suất, gọi lạ Di Lặc Tịnh Độ.
Pháp môn Tịnh độ thích hợp cho mọi trình độ căn cơ: thượng, trung và hạ. Chúng tôi hy vọng giúp giải đáp nhiều nghi vấn hoặc hiểu lầm về Tịnh độ tông qua những sách xuất bản như quyển này. Theo truyền thống, có Tịnh Độ Tam Kinh 淨土三經: kinh Phật thuyết A Di Đà (Tiểu A Di Đà Kinh), kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh Vô Lượng Thọ (ĐẠi A Di Đà Kinh). Có người lại thêm hai Kinh nữa: Chương 40 của Kinh Hoa Nghiêm: Phổ Hiền Hạnh Nguyện phẩm, và Chương Đại Thế Chí Bồ tát Niệm Phật Viên Thông Tịnh Độ Ngũ Kinh 淨土五經 Kinh Phật Thuyết A Di đà Kinh này tịnh hành nhất trong các kinh Tịnh Độ. Có rất nhiều người đọc tụng Kinh này. Có lẽ vì tụng càng nhiều thì càng dễ thông đạt giáo lý của Kinh. Lời Kinh hàm chứa rất nhiều chân lý sâu xa, khó hiểu nên người thường khó có được lòng tin. Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng bảo tồn bề sâu của giáo lý và đồng thời dùng những lời giảng giản dị để cho mội người dễ hiểu hơn. Thích Vĩnh Hóa |